Các Rủi Ro Khi Người Việt Nam Đứng Tên Hộ Để Thành Lập Công Ty

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng lớn, không ít trong số đó có nhu cầu nhờ người Việt Nam đứng tên hộ trên các giấy tờ đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn.

Thật vậy, đối với nhà đầu tư, khi họ chọn người Việt đứng tên hộ trên các giấy tờ của công ty thì có rất nhiều lý do sau đây:

Thứ nhất, về thủ tục thành lập công ty: 

Thủ tục thành lập công ty cho người Việt Nam chỉ mất 3 ngày làm việc, trong khi đó đối với người nước ngoài là từ 15 – 30 ngày, thậm chí là có thể kéo dài lâu hơn.

Hồ sơ chuẩn bị đối với các ngành nghề thông thường, người Việt Nam chỉ cần chuẩn bị bản sao công chứng giấy tờ cá nhân. Tuy nhiên, người nước ngoài phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị hợp thức hóa lãnh sự, dịch thuật,…. Cụ thể: Yêu cầu chuẩn bị xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tại thời điểm thành lập công ty (số dư tối thiểu phải bằng số vốn góp nhà đầu tư vào công ty), hộ chiếu công chứng, hợp đồng thuê văn phòng và các giấy tờ pháp lý kèm theo đối với địa chỉ văn phòng đó.

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế rất nhiều khi đăng ký đối với 1 số ngành nghề kinh doanh, điều này làm cho nhà đầu tư khó tiếp cận với thị trường Việt Nam. Do đó, nếu người nước ngoài muốn kinh doanh các ngành nghề này, chỉ có thể nhờ người Việt Nam đứng tên hộ hoặc góp vốn để thành lập công ty chung với người Việt Nam.

Cụ thể: Hiện nay ở một số tỉnh thành khó khăn trong việc làm thủ tục hồ sơ đầu tư cho nhà đầu tư Trung Quốc vì hộ chiếu có đường lưỡi bò nên nhà đầu tư thường nhờ người Việt Nam đứng tên cho dễ, nhanh, gọn nhưng đó là vấn đề pháp lý rất khó gỡ sau này.

Chi phí sử dụng dịch vụ thành lập công ty cho nhà đầu tư nước ngoài có thể gấp rất nhiều lần so với thành lập công ty Việt Nam

Thanh-Lap-Doanh-Nghiep
Thanh-Lap-Doanh-Nghiep.

Thứ hai, về vấn đề vận hành công ty:

Công ty phải đáp ứng các điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể, nếu là thành viên góp vốn/chủ sở hữu hoặc cổ đông thì phải thực hiện thủ tục xin giấy phép miễn lao động cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam. Nếu nhà đầu tư đứng tên người đại diện pháp luật (nhưng không đứng tên chủ sở hữu) thì phải ký hợp đồng lao động, xin giấy phép lao động, thị thực, làm thẻ tạm trú và thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân, chế độ lao động cho người lao động nước ngoài. Như vậy, để thực hiện những thủ tục trên rất tốn thời gian và chi phí.

Khác với công ty có vốn trong nước, công ty có yếu tố nước ngoài bắt buộc phải thực hiện kiểm toán ngay sau khi báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, thực trạng này dẫn đến rất nhiều hậu quả khó lường trước cho cả nhà đầu tư và người Việt Nam đứng tên hộ. Vậy nên, các bên cần cân nhắc thật kỹ khi nhờ người Việt đứng tên hộ.

RỦI RO MÀ CÁC BÊN CÓ THỂ GẶP PHẢI

Rủi ro của người nước ngoài khi để người Việt Nam đứng tên hộ:

  1. Khi để người Việt Nam đứng tên trên các giấy tờ hợp pháp của công ty, thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông là người Việt Nam đó. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra về quyền lợi của chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông công ty và người nước ngoài, thì người nước ngoài đó sẽ không được pháp luật thừa nhận tư cách là chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông của công ty.
  2. Người nước ngoài sẽ có nguy cơ mất/ hao hụt tài sản/ mất luôn công ty vì không kiểm soát được công ty và pháp luật chỉ thừa nhận chữ ký và quyền hạn của người chủ công ty “trên giấy tờ”.
  3. Người nước ngoài sẽ rất khó quản lý công ty hay tiến hành các giao dịch thương mại nếu như người đại diện pháp luật công ty/ chủ sở hữu “trên giấy tờ” không ủy quyền cho người đó thực hiện các giao dịch kể trên.
  4. Vì bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa, nếu nhà đầu tư nước ngoài không am hiểu về pháp luật ở Việt Nam và chỉ vận hành theo ý thức chủ quan của mình, rất dễ dẫn đến sự đi chệch hướng về cách vận hành công ty và dễ dàng bị người khác lợi dụng sự cả tin của mình để tiến hành các việc làm vi phạm pháp luật nhằm trục lợi cho bản thân họ.
Các Rủi Ro Khi Người Việt Nam Đứng Tên Hộ Để Thành Lập Công Ty
Các Rủi Ro Khi Người Việt Nam Đứng Tên Hộ Để Thành Lập Công Ty

Rủi ro của người Việt Nam khi đứng tên hộ cho người nước ngoài:

Việc người Việt Nam đứng tên hộ để thành lập công ty đang trở thành một xu hướng phổ biến, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số rủi ro quan trọng mà người Việt Nam cần cân nhắc khi đứng tên hộ để thành lập công ty:

1. Pháp luật: Người đứng tên hộ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với công ty mà họ đứng tên, bao gồm cả nợ nần và các vấn đề pháp lý khác.

Các rủi ro về mặt pháp lý
Các rủi ro về mặt pháp lý

2. Tài chính: Người đứng tên hộ sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính cho công ty, bao gồm cả các khoản nợ và các rủi ro tài chính khác.

Các rủi ro về mặt tài chính
Các rủi ro về mặt tài chính

3. Quản lý: Người đứng tên hộ sẽ phải đảm bảo việc quản lý và điều hành công ty một cách hiệu quả, đồng thời phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ sai sót nào trong quản lý công ty.

4. Thương hiệu: Người đứng tên hộ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bảo vệ thương hiệu của công ty và đảm bảo rằng công ty không vi phạm bất kỳ quy định nào về thương hiệu

 

5. Liên doanh: Nếu công ty đứng tên hộ liên doanh với các đối tác khác, người đứng tên hộ sẽ phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên doanh và có thể phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến đối tác liên doanh.

Như vậy, việc đứng tên hộ để thành lập công ty không chỉ mang lại cơ hội mà còn đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Người Việt Nam cần thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đứng tên hộ cho một công ty.

Trong quá trình hành nghề của mình em gặp rất nhiều khách hàng gặp vướng mắc pháp lý về việc đứng tên công ty thay.
Em ví dụ nhỏ: Giả sử công ty rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản hoặc công ty có hành vi mua bán hoá đơn GTGT thì nhà đầu tư nước ngoài cao chạy xa bay còn người Việt Nam đứng lại gánh chịu rủi ro có khi còn bị khởi tố trách nhiệm hình sự.

Hoặc ngược lại cũng nhiều người Việt Nam lợi dụng việc đứng tên thay đã rút tài chính của công ty mà không thông báo cho chủ sở hữu thật sự biết.

  1. Ngoài những rủi ro đã nói, có những yếu tố nào khác mà người Việt Nam cần quan tâm khi đứng tên hộ để thành lập công ty?
  2. Có những biện pháp nào để giảm thiểu rủi ro cho người đứng tên hộ khi thành lập công ty?
  3. Làm thế nào để xác định công ty có pháp lý và hoạt động chân thực khi cần tìm người đứng tên hộ?

Như vậy, đối với những trường hợp nhờ người Việt Nam đứng tên thay rủi ro pháp lý rất cao cho cả hai bên, bên nào cũng có thể chịu hậu quả không mong muốn nếu một bên không thực hiện đúng cam kết hoặc cơ quan nhà nước phát hiện ra hành vi trên.

Luật Nguyên Dương rất mong được đồng hành cùng bạn!

Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Luật sư LÊ THỊ CẨM TIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG Từng là Luật sư, Trưởng Phòng Pháp lý của Công ty Cùng Mua, J&T Express, Luật sư thành viên Công ty Luật TPLaw, NPlaw

 Điện thoại: 0966997981
 Email: Nguyenduong.legal@gmail.com 
 Website: https://luatnguyenduong.com
 Trang Fb chính thức: https://www.facebook.com/nguyenduong.ltd

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0966997981