LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Luật tài nguyên nước quy định mới tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác nếu mục đích khai thác nước nhằm: phát điện có mục đích thương mại; phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.

 

Luật tài nguyên nước và những điểm sửa đổi,  bổ sung:

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách tài nguyên nước nhằm coi tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính, Luật còn bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy…

Ngoài ra, Luật bổ sung các quy định về tiết kiệm nước; chuyển nước lưu vực sông; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt; các biện pháp quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác, sử dụng nước của hồ chứa nhằm sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

Luật Tài Nguyên Nước 2012 và Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Tài Nguyên Nước

Quy hoạch tài nguyên nước

Theo Khoản 1 Điều 15 Luật Tài Nguyên Nước 2012: Quy hoạch Tài nguyên nước bao gồm:

Quy hoạch tài nguyên nước

Quy hoạch tài nguyên nước

  • Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia
  • Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng và được lập cho thời kỳ 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm
  • Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và nội dung quy hoạch phải căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước

Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước và Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại Giấy phép tài nguyên nước:

  • Căn cứ quy định tại Điều 70 và 71 Luật Tài nguyên nước 2012 thì Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước thuộc về Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp.
  • Căn cứ Quy định tại Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Tài Nguyên Nước:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:

  • Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
  • Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
  • Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;
  • Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;
  • Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.

Giấy phép tài nguyên nước

Giấy phép tài nguyên nước

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Điều Khoản trên.

Vi phạm khai thác tài nguyên nước sẽ bị xử lý như thế nào:

  • Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
  • Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Hình thức xử phạt chính:

+ Cảnh cáo

+ Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức;

+ Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với trường hợp Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép về tài nguyên nước.

  • Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước, đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước
  • Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau.

Xử lý hành chính vi phạm khai thác tài nguyên nước

Xử lý hành chính vi phạm khai thác tài nguyên nước

Qua tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Luật Tài nguyên nước, có thể nhận thấy trình tự thủ tục để được cấp Giấy phép tài nguyên nước và tránh những rủi ro pháp lý liên quan đế tài nguyên nước không hề đơn giản, đòi hỏi cá nhân và doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, nắm rõ các quy định và thủ tục liên quan.

Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện, đáp ứng được nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp, hãy liên hệ với LUẬT NGUYÊN DƯƠNG để được tư vấn cụ thể để hạn chế rủi ro và rút ngắn thời gian thực hiện cho quý khách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0966997981