THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG LUẬT NGUYÊN DƯƠNG

Trong bài viết này, Luật Nguyên Dương xin đưa ra một số vấn đề quan trọng nhằm hỗ trợ chủ doanh nghiệp có thể nắm rõ hơn về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tránh trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp không được chấp thuận, thậm chí bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

I. Tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Trước khi đưa doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh phức tạp để thành lập doanh nghiệp, thỏa các điều kiện tương ứng theo từng ngành nghề kinh doanh được quy định theo pháp luật Việt Nam.

Những vấn đề chủ doanh nghiệp cần biết. - Thành lập doanh nghiệp - luatnguyenduong.com

Những vấn đề chủ doanh nghiệp cần biết.

1.1 Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới, hoạt động này do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về:

  • Hình thức pháp lý của doanh nghiệp;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Cách thức góp vốn;
  • Tổ chức quản lý doanh nghiệp;
  • Quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp;
  • Người đầu tư thành lập doanh nghiệp;…

1.2 Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp hoạt động tiêu biểu dưới các loại hình sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

1.3 Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Lưu ý về cách đặt tên để định vị thương hiệu. - Thành lập doanh nghiệp - luatnguyenduong.com

Lưu ý về cách đặt tên để định vị thương hiệu.

Doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Đồng thời không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì tùy theo từng điều kiện mà doanh nghiệp phải xin thêm giấy phép con, hoặc phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, thông thường là điều kiện về vốn pháp định.

1.5 Vốn điều lệ doanh nghiệp

Doanh nghiệp tự kê khai tổng vốn dự kiến đầu tư và các thành viên/ cổ đông phải góp vốn đủ số vốn đã cam kết trong vòng 90 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với một số ngành nghề có điều kiện yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng tối thiểu mức vốn điều lệ theo quy định

Tùy thuộc loại hình kinh doanh sẽ có mức vốn khác nhau. - Thành lập doanh nghiệp - luatnguyenduong.com

Tùy thuộc loại hình kinh doanh sẽ có mức vốn khác nhau.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn điều lệ của doanh nghiệp phải tối thiểu là 20 tỷ đồng,…

1.6 Quy trình thành lập

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, Công ty hợp danh; Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp thành viên/cổ đông là tổ chức;
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Đăng công bố thành lập doanh nghiệp

Bước 3: Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu

Bước 4: Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý

Bước 5: Đăng ký token (chữ ký số), Hóa đơn điện tử

Bước 6: Hoàn tất các giai đoạn còn lại và bàn giao hồ sơ cho Khách hàng

1.7 Nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế hằng tháng, hoặc quý, hoặc năm đến cơ quan thuế quản lý như:

  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, lệ phí môn bài;…

Đối với lệ phí môn bài, các doanh nghiệp thành lập mới được miễn phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh nghiệp.


Trên đây là một số lưu ý quan trọng trước khi thành lập doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý. Để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo về việc hoạt động kinh doanh ổn định của quý doanh nghiệp, quý doanh nghiệp có thể liên hệ LUẬT NGUYÊN DƯƠNG để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể hơn về các bước thành lập doanh nghiệp, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng và ngành nghề kinh doanh, đồng thời tư vấn các vấn đề liên quan khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0966997981