Nền kinh tế hội nhập quốc tế thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ngày một phát triển. Để ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện nay thì thực hiện thủ tục xin work permit cho người nước ngoài nhằm mục đích tìm kiếm chuyên gia, lao động người nước ngoài về làm việc và hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp là xu hướng chung của thị trường lao động Việt Nam.
I. Hiểu rõ bản chất về thủ tục xin work permit cho người nước ngoài tại Việt Nam
Người lao động nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì cần phải thực hiện thủ tục xin work permit cho người nước ngoài, hay còn được gọi là giấy phép lao động. Ngay bài viết này, LUẬT NGUYÊN DƯƠNG xin giải thích rõ cho quý khách những quy định pháp luật Việt Nam về loại giấy phép này.
Mẫu tham khảo giấy phép lao động cho người nước ngoài.
1.1 Điều kiện cấp work permit cho người nước ngoài
- Người lao động phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Người lao động có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc cho vị trí tuyển dụng đó;
- Người đó không được trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước khác;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019.
Ngoài ra, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo Luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, các quy định khác theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thời hạn làm việc của người lao động nước ngoài động với chủ sở hữu lao động phải tương ứng với nhau, không được vượt quá so với Giấy phép lao động.
Hai bên có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng nhiều lần đối với Hợp đồng lao động này xác định thời hạn, khi doanh nghiệp Việt Nam sử dụng người lao động nước ngoài.
1.2 Thủ tục cấp giấy phép lao động
Giai đoạn 1: Làm hồ sơ Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động là người nước ngoài
Doanh nghiệp thực hiện bước này tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài nhận báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài từ người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi.
Những hồ sơ cần lưu ý khi thực hiện thủ tục là gì?
Hồ sơ của thủ tục xin work permit cho người nước ngoài gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động
- Bản gốc Giấy khám sức khỏe không quá 12 tháng (kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ). Nếu Giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự
- Phiếu lý lịch tư pháp nước ngoài (trường hợp không cư trú tại Việt Nam) và Lý lịch tư pháp Việt Nam (trường hợp cư trú tại Việt Nam).
- Văn bản về người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc.
- Văn bản chấp thuận của người lao động nước ngoài về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu).
- Bản sao hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Có 2 cách để doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại UBND cấp tỉnh, hoặc UBND của thành phố trực thuộc trung ương tại Bộ phận 1 cửa. Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thì trong thời hạn 15 ngày làm việc xem xét và xử lý hồ sơ.
- Nộp trực tuyến tại http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn. Đối với hồ sơ nộp trực tuyến thì trong thời hạn 12 ngày làm việc xem xét và xử lý hồ sơ.
Giai đoạn 3: Doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động
Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với người lao động nước ngoài sau khi người lao động nước ngoài của mình hoàn thành thủ tục xin work permit cho người nước ngoài và được cấp giấy phép lao động;
Người lao động đó đã được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề theo đúng quy đinh pháp luật Việt Nam thì người sử dụng lao động nước ngoài phải đóng bảo hiểm y tế cho người đó theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Giai đoạn 4: Báo cáo về thông tin người lao động
Người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh để cập nhật thông tin mà người lao động đó đang làm việc.
Giai đoạn 5: Cấp thẻ tạm trú
Cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ tạm trú tương ứng với thời hạn của giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đó.
Mẫu tham khảo của thẻ tạm trú cho lao động nước ngoài.
Hiện tại, thời gian tối đa của thẻ tạm trú/ tạm vắng cho người lao động nước ngoài ở Việt Nam cũng là 02 năm tương ứng với Giấy phép lao động tại Việt Nam được cấp tối đa là 02 năm.
Bài viết trên là những chia sẻ của LUẬT NGUYÊN DƯƠNG về thủ tục xin work permit cho người nước ngoài tại Việt Nam. Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất các thủ tục liên quan đến cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, quý khách hãy liên hệ ngay đến LUẬT NGUYÊN DƯƠNG để được tư vấn cụ thể hơn các vấn đề về giấy phép một cách nhanh chóng và hiệu quả với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.