TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Hãy cùng LUẬT NGUYÊN DƯƠNG tham khảo cách giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ ngay tại bài viết này nhé!

Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ thì cần làm gì?

Khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào các tài liệu này để đưa ra phán quyết. Tuy nhiên, thực tế lại xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ dẫn tới việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, vụ án bị kéo dài. Sau đây sẽ là một số quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp này.

Sổ đỏ là một hình thức pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ sở hữu.-tranh chấp quyền sử dụng đất không có sở đỏ-luatnguyenduong.com

Sổ đỏ là một hình thức pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ sở hữu.

Những trường hợp được xác định là tranh chấp

Theo quy định tại Khoản 24, Điều 3 Luật Đất Đai thì tranh chấp đất đai là “tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Chủ sở hữu nên tìm hiểu các vấn đề về quyền sử dụng đất.-tranh chấp quyền sử dụng đất không có sở đỏ-luatnguyenduong.com

Chủ sở hữu nên tìm hiểu các vấn đề về quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định này thì chỉ trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến xác định người có quyền sử dụng đất, các trường hợp lấn chiếm đất do không xác định được ranh giới thì được xem là tranh chấp đất đai. Xác định rõ tranh chấp để tránh nhầm lẫn những tranh chấp liên quan đất đai như:

  • Tranh chấp về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp di sản thừa kế là bất động sản
  • Tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn

Việc xác định chính xác tranh chấp nào là tranh chấp đất đai để từ đó có định hướng thực hiện các bước giải quyết tranh chấp một cách chính xác và nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người bị xâm phạm.

Hình ảnh minh họa về giấy chứng nhận quyền sử dụng.-tranh chấp quyền sử dụng đất không có sở đỏ-luatnguyenduong.com

Hình ảnh minh họa về giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Các tranh chấp nêu trên mà các bên không cung cấp được Giấy chứng nhận hay những giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì được xem là tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.

Quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Bước 1: Hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi có đất

– Trường hợp 1: Hòa giải thành:

  • Các bên thống nhất được phương án giải quyết và được Ủy ban nhân dân xã ghi nhận vào trong Biên bản làm việc có sự xác nhận giữa các bên.
  • Nếu có sự thay đổi về diện tích, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã gửi công văn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét và giải quyết.

– Trường hợp 2: Hòa giải không thành

  • Ủy ban nhân dân xã sẽ ghi nhận nội dung hòa giải không thành giữa các bên và sẽ đề cập trong Biên bản hòa giải.

Bước 2: Căn cứ tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì trình tự giải quyết tranh chấp được lựa chọn một trong hai cách sau để thực hiện:

Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này:

  • Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Đối với tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

  • Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi có bất động sản để yêu cầu được giải quyết.

Trên đây là trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ. Trên thực tế việc chứng minh quyền sử dụng đất nếu không có sổ đỏ hoặc giấy tờ chứng minh theo quy định là việc không hề dễ dàng, do đó trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp, các cá nhân, tổ chức cần tham khảo và được tư vấn bởi các tổ chức hành nghề luật để tìm ra được phương án giải quyết tốt nhất cho trường hợp của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0966997981